Thể chế chính trị Yên_(nước)

Do lịch sử nước Yên rất dài, nhưng các ghi chép lại ít nên về thể chế chính trị cũng chỉ biết sơ lược.

Cơ cấu quan lại

Tại các nước thời Xuân Thu-Chiến Quốc, quan lại phân ra hai ban văn võ là đặc điểm chủ yếu của chế độ quan lại. Tại trung ương, từ thời các Yên hầu trở đi, nước Yên đã đặt ra một cơ cấu tổ chức quan lại, trong đó các chức vụ trọng yếu là tướng quốc và tướng quân, phân ra cai quản các công việc văn võ.

Tướng quốc là người đứng đầu hệ thống quan văn. Những người từng làm tướng quốc nước Yên có: Tử Chi (thời Yên vương Khoái), Công Tôn Tháo (thời Yên Huệ vương), Lật Phúc (thời Yên vương Hỉ)[7]

Tướng quân là người đứng đầu hệ thống quan võ, theo sử sách ghi chép lại có: Thị Bị, Tần Khai. Trong cấp bậc tướng quân có chức "thượng tướng quân", Nhạc Nghị từng giữ chức này; trong đó thượng tướng quân thời Chiến Quốc là tương đương với nguyên soái thời Xuân Thu[8]. Về chức quan võ còn có "tư mã".

Vè mặt tước trật, nước Yên có 2 bậc tước trật phong cho các quan là khanh và đại phu. Khanh có "thượng khanh", "á khanh", đại phu có "trưởng đại phu", "thượng đại phu", "trung đại phu", "ngũ đại phu".

Về mặt bổng lộc, nước Yên dùng "thạch" để quy định. Lã Tổ Khiêm thời Nam Tống trong Đại sự ký viết: "lấy thạch tính bổng lộc..., trong đó 10 thăng là 1 đấu, 10 đấu là 1 thạch, mỗi thạch nặng 120 cân.

Về mặt tổ chức hành chính, nước Yên áp dụng chế độ quận huyện 2 cấp. Tổng cộng Yên có 5 quận: Thượng Cốc, Ngư Dương, Hữu Bắc Bình, Liêu Tây, Liêu Đông.

Trưởng quan hành chính của quận là "thú", vùng đô thị do võ quan được điều đến nhậm chức; trưởng quan hành chính của huyện là "lệnh", sau thiết lập thừa, úy. Dưới huyện là hương, lý, tụ (thôn) hoặc liên, lư[9]. Theo các ấn quan có thể thấy tại các địa phương nước Yên có các chức quan như "tư đồ", "tư mã", "tư công", "thừa".

Chế độ phân phong

Thời Chiến Quốc, các nước phổ biến thiết lập hệ thống hành chính quận huyện, thực hành chế độ trung ương tập quyền, nhưng vẫn tồn tại các vùng đất phân phong cho một số quý tộc nhất định. Tại Yên, một số người có các vùng đất phân phong. Cụ thể như:

Tước phongHọ tênQuốc tịchThời kỳLý doNguyên nhân được phongNguồn tài liệu
Tương An quânCó lẽ là gia tộc Yên vươngYên Chiêu vươngĐi sứ TềCó công được phongChiến Quốc sách •Triệu sách tứ
Chiến Quốc tung hoành gia thư phần 4, chương Tô Tần từ Tề dâng thư cho Yên vương
Vũ An quânTô Tầnngười Đông ChuYên Chiêu vươngGián điệp tại TềDo có công được phongChiến Quốc sách•Yên sách
Chiến quốc tung hoành gia thư
Sử ký•Tô Tần liệt truyện
Xương Quốc quânNhạc NghịNgười nước Trung SơnYên Chiêu vươngChinh phạt Tề giành chiến thắngPhong theo địa danhChiến Quốc sách•Yên sách nhị
Sử ký•Nhạc Nghị liệt truyện
Xương Quốc quânNhạc GianNgười nước Trung SơnYên Huệ vươngthế tậpnhư trênnhư trên
Thành An quânCông Tôn TháoYên Huệ vươngLà tướng quốc của YênCó công được phongSử ký •Yên thế gia
Triệu thế gia
Cao Dương quânVinh PhầnNgười nước TốngYên Vũ Thành vươngPhong theo địa danhChiến Quốc sách•Triệu sách tứ
Sử ký•Lục quốc niên biểu, Yên thế gia, Triệu thế gia

Quân sự

Chế độ và cấu trúc quân đội của Yên, do thời gian tồn tại thì dài nhưng các ghi chép còn lưu lại rất ít nên khó có thể biết chi tiết. Các cứ điểm quân sự quan trọng của Yên có: Lệnh Tỳ tái (nay là phía tây Thiên An, Hà Bắc), Cư Dong tái (nay là phía tây bắc Cư Dong quan thuộc huyện Xương Bình, tỉnh Hà Bắc), chủ yếu để phòng bị Đông Hồ. Thành Vũ Dương (nay là đông nam huyện Dịch tỉnh Hà Bắc), nằm ở phía tây bắc trường thành, chủ yếu để phòng bị Tề và Triệu.Quân đội nước Yên đạt tới 100.000 người, chiến xa 600 cỗ, ngựa 6000 con[10]